Các loại ung thư cổ tử cung và phương pháp chẩn đoán bệnh

 

1. Các loại ung thư cổ tử cung thường gặp

Ung thư cổ tử cung được chia thành nhiều loại khác nhau, trong đó có 2 loại phổ biến nhất là:

Virus HPV có thể gây ung thư cổ tử cung

Virus HPV có thể gây ung thư cổ tử cung

- Ung thư biểu mô tế bào vảy: Là trường hợp những tế bào ung thư xuất phát từ biểu mô tế bào vảy nằm ở vị trí dưới cùng của cổ tử cung. Phần lớn trường hợp ung thư cổ tử cung là loại ung thư biểu mô tế bào vảy. 

- Ung thư biểu mô tuyến: Là những tế bào ung thư xuất hiện ở các tế bào tuyến tiết chất nhầy ở trong cổ tử cung. Ung thư biểu mô tuyến chiếm khoảng 10 đến 20% ca bệnh ung thư cổ tử cung. 

- Ngoài các loại ung thư cổ tử cung kể trên thì còn có những loại ung thư cổ tử cung khác như ung thư biểu mô tuyến - tế bào gai hay ung thư mô liên kết - tuyến,... nhưng rất hiếm gặp. Các bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị phù hợp dựa vào loại ung thư cổ tử cung, mức độ bệnh, thể trạng người bệnh và một số yếu tố khác. 

2. Ung thư cổ tử cung nguy hiểm như thế nào ?

Trong số các bệnh ung thư, ung thư cổ tử cung thuộc nhóm bệnh có thể điều trị hiệu quả, thậm chí chữa khỏi bệnh nếu phát hiện sớm. 

Tuy nhiên, những triệu chứng bệnh diễn ra rất âm thầm và dễ nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa thông thường khác. Do đó, khi không được điều trị bệnh kịp thời, bệnh sẽ ngày càng tiến triển nặng và gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh, cụ thể như sau: 

- Khi đã bước sang giai đoạn muộn, người bệnh xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng như đau bụng dữ dội, xuất huyết âm đạo bất thường hoặc các biến chứng khác do tế bào ung thư di căn sang các cơ quan khác,... làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng sống. 

Người bệnh bị đau bụng dữ dội

Người bệnh bị đau bụng dữ dội

- Suy thận: Khi những khối u ở cổ tử cung phát triển, chúng có thể tăng kích thước và xâm lấn những bộ phận khác. Nếu chèn ép niệu quản và gây tích tụ nước tiểu có thể dẫn đến suy thận.

- Vô sinh: Khi những tế bào hay khối u ung thư xuất hiện ở cổ tử cung, khả năng sinh sản của chị em cũng sẽ bị ảnh hưởng. Một số trường hợp nghiêm trọng có thể phải phẫu thuật cắt bỏ tử cung, buồng trứng trong quá trình điều trị bệnh và lấy đi thiên chức làm mẹ của người phụ nữ. 

- Khi phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, những tế bào ung thư, những khối u ung thư có thể di căn đến những bộ phận khác trong cơ thể. Việc điều trị ở giai đoạn này vô cùng khó khăn, phức tạp mà hiệu quả điều trị không cao, có thể gây tử vong. 

3. Quy trình ung thư cổ tử cung

Thông thường quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung có thể diễn ra như sau: 

- Khám phụ khoa: Nhận đính, đánh giá ban đầu tổn thương (có thể có) ở cổ tử cung, âm đạo, âm hộ. 

Xét nghiệm Pap thường được áp dụng trong sàng lọc ung thư cổ tử cung

Xét nghiệm Pap thường được áp dụng trong sàng lọc ung thư cổ tử cung

- Thực hiện xét nghiệm PAP hoặc xét nghiệm HPV hoặc bộ đôi PAP và HPV tùy theo từng cơ sở y tế.

- Soi cổ tử cung: Nhờ phương pháp này, các bác sĩ có thể quan sát được bên trong cổ tử cung và nhận biết rõ những tổn thương tại đây. Khi kết quả nội soi có nhiều bất thường, người bệnh có thể cần thực hiện sinh thiết để sàng lọc ung thư.

- Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán cuối cùng và tư vấn cho người bệnh về cách chăm sóc sức khỏe, phương pháp chữa trị trong trường hợp mắc bệnh. 

4. Các trường hợp nên tầm soát ung thư cổ tử cung

Từ 21 tuổi trở lên, chị em nên tầm soát ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, những đối tượng dưới đây nên chú trọng nhiều hơn đến vấn đề tầm soát ung thư cổ tử cung: 

- Quan hệ tình dục quá sớm (từ khi còn là trẻ vị thành niên), quan hệ tình dục không lành mạnh, quan hệ với nhiều bạn tình, không dùng biện pháp an toàn khi quan hệ. 

- Có thai trước tuổi 20 khi cơ quan sinh sản chưa phát triển toàn diện cũng rất dễ gây tổn thương vùng kín, tăng nguy cơ mắc bệnh ở cơ quan sinh sản, trong đó bao gồm bệnh ung thư cổ tử cung.

- Mang thai nhiều hơn 4 lần.

- Phụ nữ có hệ miễn dịch suy yếu cũng thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung. 

Chị em có nguy cơ cao nên chú trọng đến việc tầm soát bệnh

Chị em có nguy cơ cao nên chú trọng đến việc tầm soát bệnh

- Các loại chất kích thích chứa nhiều thành phần độc hại và nếu thường xuyên sử dụng, chị em cũng có thể đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật, trong đó bao gồm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. 

- Quan hệ tình dục với nhiều bạn tình và quan hệ không dùng biện pháp bảo vệ cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. 

- Các trường hợp mắc viêm cổ tử cung mạn tính. 

- Khi cơ thể có dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung, bạn cũng nên đi kiểm tra sức khỏe, sàng lọc ung thư cổ tử cung. Cụ thể là những biểu hiện bệnh dưới đây:

+ Thường xuyên bị xuất huyết âm đạo. 

+ Đau rát vùng kín khi “yêu”.

+ Dịch âm đạo ra nhiều hơn bình thường, có bất thường về màu sắc và có mùi hôi, khó chịu. 

+ Kinh nguyệt không đều. 

+ Bị đau vùng lưng dưới hay xương chậu. 

+ Có máu trong nước tiểu. 

 

20
0

Tham gia bình luận

Cùng chuyên mục

Justin Nguyễn
Thông tin y tế
·  Justin Nguyễn   ·  26/04/2024

Những điều cần biết về xạ trị ung thư

  Xạ trị là dùng những hạt năng lượng cao hoặc sóng để tiêu diệt các tế bào ung thư, có thể khiến bệnh nhân mệt mỏi, đau rát da.  Các chuyên gia của Trung tâm ung thư Parkway, Sin...

70 Lượt xem   ·   0 Bình luận
Justin Nguyễn
Thông tin y tế
·  Justin Nguyễn   ·  20/04/2024

6 dấu hiệu nhận biết sớm ung thư vòm họng

  Ung thư vòm họng là một trong những loại ung thư khá phổ biến hiện nay. Bệnh phát triển âm thầm, khi ở giai đầu thường chỉ biểu hiện những triệu chứng của các bệnh tai mũi họng...

64 Lượt xem   ·   0 Bình luận
Justin Nguyễn
Thông tin y tế
·  Justin Nguyễn   ·  27/04/2024

Dấu hiệu và nguyên nhân gây yếu sinh lý ở nam giới

  Yếu sinh lý ở nam giới đang ngày càng gia tăng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Mặc dù yếu sinh lý không phải là bệnh quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần, k...

59 Lượt xem   ·   0 Bình luận
Justin Nguyễn
Thông tin y tế
·  Justin Nguyễn   ·  19/04/2024

Dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư đại tràng

  Ung thư đại tràng là một trong những loại ung thư phổ biến trên thế giới. Theo ước tính của WHO, trên toàn thế giới, mỗi năm có khoảng 11 triệu trường hợp mắc mới và gần 7 triệu ng...

58 Lượt xem   ·   0 Bình luận
Justin Nguyễn
Thông tin y tế
·  Justin Nguyễn   ·  18/04/2024

7 triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn đầu giúp phát hiện sớm bệnh

  1. Triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn đầu cảnh báo cần đi khám Ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu được xem rất khó để nhận biết. Hầu hết mọi người phát hiện đã chuyển sang giai đo...

57 Lượt xem   ·   0 Bình luận