Dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư đại tràng

 

Ung thư đại tràng là một trong những loại ung thư phổ biến trên thế giới. Theo ước tính của WHO, trên toàn thế giới, mỗi năm có khoảng 11 triệu trường hợp mắc mới và gần 7 triệu người tử vong do ung thư đại tràng. 

 

Tại Việt Nam, ung thư đại tràng nằm trong 10 bệnh ung thư ở nam giới. Tỷ lệ mắc đối với nữ là 13,7/100.000 dân và với nam là 17,1/100.000 dân. Bệnh gặp ở nam nhiều hơn nữ và gia tăng theo tuổi.

Nghiên cứu cho thấy, ung thư đại tràng thường xuất hiện ở độ tuổi trên 40. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, bệnh đang có xu hướng “trẻ hóa” với nhiều trường hợp nằm trong khoảng 18-20 tuổi.

 

Các dạng ung thư đại trực tràng thường gặp bao gồm: ung thư ống hậu môn, ung thư trực tràng hoặc ung thư đại tràng sigma, ung thư đại tràng trái, ung thư đại tràng ngang, ung thư đại tràng phải, ung thư manh tràng…

Thế nhưng, nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm thì tỷ lệ được chữa khỏi lên tới 90%. Vậy làm thế nào để nhận biết các triệu chứng và phòng tránh căn bệnh này hiệu quả?

 

Các dấu hiệu nguy cơ ung thư đại tràng

 

Đau bụng

Đây là triệu chứng thường gặp ở những người mắc bệnh ung thư đại tràng. Các cơn đau thường không rõ ràng, khi dữ dội, lúc lại âm ỉ tương tự như biểu hiện của viêm đại tràng.

 

Rối loạn tiêu hóa kéo dài

Bệnh ung thư đại tràng có biểu hiện ở mọi bộ phận liên quan đến đường tiêu hóa. Các dấu hiệu thường gặp như: ợ chua, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, ăn không ngon miệng… Tình trạng này kéo dài khiến cho cơ thể mệt mỏi, sụt cân.

 

Đại tiện ra máu

Máu trong phân là triệu chứng phổ biến của ung thư đại tràng, tuy nhiên không ít người nhầm lẫn biểu hiện này với bệnh trĩ và để bệnh phát triển quá lâu khiến cho tình trạng này ngày càng nghiêm trọng.

 

 

Thay đổi thói quen đi đại tiện

Sau khi khối u ở đại tràng phát triển lớn dần, chúng sinh ra các tiết dịch (chất thải) liên tục kích thích đường ruột. Phản ứng này khiến người bệnh buồn đi đại tiện nhiều hơn. Bệnh càng nghiêm trọng thì số lần đi đại tiện càng nhiều, từ đó, làm thay đổi thói quen đi ngoài hằng ngày của bạn.

 

Đi đại tiện ra phân nhỏ

Nếu khi đi đại tiện, bạn thấy ra nhiều phân nhỏ thì có thể đó là triệu chứng cảnh báo ung thư đại tràng. Triệu chứng này xuất hiện do một vài vật cản trong quá trình bài tiết khiến cho hình dạng chất thải trong cơ thể bị biến đổi. Những vật cản này có thể là khối u sưng hình thành ở phần cuối của ruột già.

 

Giảm cân bất thường

Không phải do tập luyện thể dục hay ăn kiêng mà cơ thể đột ngột sút cân thì bạn chớ nên coi thường. Rất có thể đây là dấu hiệu của ung thư, nhất là ung thư đại tràng, dạ dày hoặc bộ phận khác liên quan tới đường tiêu hóa.

 

Mệt mỏi và suy nhược

 

Mệt mỏi do ung thư đại tràng thường liên quan đến tình trạng thiếu máu do đại tiện ra máu. Bên cạnh đó, người bệnh còn cảm thấy kiệt sức ngay cả khi nghỉ ngơi, cơ thể suy nhược nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân.

 

Đau hậu môn và không kiểm soát được sự co thắt của chúng

Khi khối u xuất hiện với kích thước lớn sẽ khiến cho hậu môn “căng thẳng” vì phải giữ sự co thắt thường xuyên. Lúc này, cơ vòng hậu môn bị quá tải và yếu đi dẫn đến mất sự kiểm soát. Đến giai đoạn này, người bệnh sẽ đi ngoài ra máu nhiều hơn, bệnh cũng tiến triển ở mức độ nghiêm trọng hơn.

 

Làm gì để phòng ngừa ung thư đại tràng?

Tầm soát ung thư đại trực tràng thường xuyên là một trong những cách tốt nhất để phòng tránh ung thư. Polyp tiền ung thư thường không biểu hiện triệu chứng, có thể được tìm thấy qua nội soi đại tràng một thời gian trước khi ung thư xâm lấn phát triển. Kiểm tra sàng lọc cũng tìm thấy được polyp tiền ung thư và cắt bỏ trước khi nó trở thành ung thư. Đây được xem là cách phòng bệnh cụ thể nhất.

Ung thư đại tràng có thể phòng tránh được thông qua thói quen ăn uống lành mạnh. Có nhiều yếu tố nguy cơ mà mọi người có thể phòng tránh được như:

 

Hạn chế ăn các loại thịt đỏ, nếu ăn khoảng 160g/ngày hoặc chế độ ăn với thịt quá 5 lần/tuần có nguy cơ cao gấp 3 lần mắc căn bệnh này. Dưới hình thức chiên, nướng, thịt xông khói, dăm bông, xúc xích, chất đạm sẽ làm tăng yếu tố sinh ung thư, còn mỡ sẽ bị chuyển hóa bởi vi khuẩn trong lòng ruột, làm tăng sản các tế bào biểu mô bất thường và phát triển thành ung thư. Ăn nhiều thịt, mỡ, đạm, ít chất xơ dễ dẫn đến béo phì và có nguy cơ cao gây ung thư đại tràng, do đó nên cần thay đổi chế độ ăn khoa học hơn để phòng bệnh.      

 

Các thức ăn chứa nhiều chất xơ (rau xanh, trái cây) giúp làm giảm nguy cơ này vì chất xơ giúp gia tăng tiêu thụ acid folic, gia tăng kết hợp chất xơ với các yếu tố sinh ung thư dẫn đến việc loại khỏi lòng ruột sớm vì giảm thời gian ứ đọng phân. Ngoài ra, chất xơ làm giảm pH trong lòng đại tràng và tăng sản xuất các acid béo chuỗi ngắn và yếu tố vi lượng chống hiện tượng ôxy hóa.

 

Các loại nước uống chứa cồn làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng.

 

Thuốc lá được biết đến như là những yếu tố nguy cơ gây ung thư, đặc biệt là ung thư đại tràng cho cả hai giới, nhất là khi kết hợp với rượu bia.

 

Do đó hãy hoạt động thể lực, vận động hay luyện tập thể dục thường xuyên, chế độ ăn uống lành mạnh và tầm soát ung thư đại tràng 6 tháng/lần sẽ làm giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng.

 

Xét nghiệm sàng lọc ung thư đại tràng được thực hiện như thế nào

- Xét nghiệm máu ẩn trong phân (FOBT): máu trong phân có thể do nhiều nguyên nhân như polyp, ung thư, viêm loét đại trực tràng, trĩ… Vì vậy, nếu xét nghiệm dương tính cần nội soi đại trực tràng bằng ống mềm để kiểm tra.

 

- Nội soi đại tràng: đánh giá toàn bộ khung đại tràng và trực tràng, giúp phát hiện các khối u ở kích thước khoảng vài milimet hoặc các bất thường khác của đại tràng như polyp đại tràng, túi thừa, các tổn thương loét, viêm do nhiễm khuẩn, …

 

 

- Xét nghiệm các dấu ấn ung thư: bao gồm các dấu ấn CEA, CA 19-9 thường được sử dụng trong chẩn đoán ung thư đại tràng.

 

- Các biện pháp điều trị bệnh Ung thư đại tràng

 

Phương pháp điều trị được quyết định dựa trên giai đoạn của ung thư đại tràng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. 

 

Giai đoạn I đến IIIa: thông thường có thể được điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ khối u, sau đó điều trị hóa, xạ trị. 

 

Giai đoạn IIIb hoặc IIIc: hóa trị kèm theo phẫu thuật để ngăn ngừa các tế bào ung thư tấn công các cơ quan khác của cơ thể. 

 

Giai đoạn IV: hóa trị, chăm sóc giảm nhẹ là phương pháp hiệu quả để điều trị ung thư.


 

144
0

Tham gia bình luận

Cùng chuyên mục

Justin Nguyễn
Thông tin y tế
·  Justin Nguyễn   ·  24/04/2024

Những điều cần biết về ung thư gan

  Ung thư gan là căn bệnh ung thư phổ biến thứ 6 trên thế giới với với trên 782.000 người được chẩn đoán mỗi năm. Theo báo cáo của ghi nhận ung thư toàn cầu (GLOBOCAN) năm 2018 trên...

304 Lượt xem   ·   0 Bình luận
Justin Nguyễn
Thông tin y tế
·  Justin Nguyễn   ·  26/04/2024

Những điều cần biết về xạ trị ung thư

  Xạ trị là dùng những hạt năng lượng cao hoặc sóng để tiêu diệt các tế bào ung thư, có thể khiến bệnh nhân mệt mỏi, đau rát da.  Các chuyên gia của Trung tâm ung thư Parkway, Sin...

270 Lượt xem   ·   0 Bình luận
Justin Nguyễn
Thông tin y tế
·  Justin Nguyễn   ·  27/04/2024

Dấu hiệu và nguyên nhân gây yếu sinh lý ở nam giới

  Yếu sinh lý ở nam giới đang ngày càng gia tăng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Mặc dù yếu sinh lý không phải là bệnh quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần, k...

269 Lượt xem   ·   0 Bình luận
Justin Nguyễn
Thông tin y tế
·  Justin Nguyễn   ·  23/04/2024

Dấu hiệu nhận biết sớm ung thư phổi

 Tại Việt Nam ung thư phổi đứng hàng thứ nhất trong 10 loại ung thư thường gặp trên cả hai giới và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Nhưng nếu phát hiện sớm thì bạn có thể có phư...

258 Lượt xem   ·   0 Bình luận
Justin Nguyễn
Thông tin y tế
·  Justin Nguyễn   ·  20/04/2024

6 dấu hiệu nhận biết sớm ung thư vòm họng

  Ung thư vòm họng là một trong những loại ung thư khá phổ biến hiện nay. Bệnh phát triển âm thầm, khi ở giai đầu thường chỉ biểu hiện những triệu chứng của các bệnh tai mũi họng...

254 Lượt xem   ·   0 Bình luận