hornyPanda

hornyPanda 

01/11/2023

Mức thâm hụt kỷ lục của HDB (Housing Development Board - Cục Phát Triển Nhà Ở)

hôm thứ Ba, ngày 31 tháng 10, HDB mới công bố báo cáo tài chính cho năm tài chính 2022 (giai đoạn từ tháng 04 năm 2022 đến tháng 03 năm 2023), báo lỗ kỷ lục S$5.38 tỷ, tăng 23% so với mức thâm hụt năm tài chính 2021 (khoảng S$4.367 tỷ). Cũng theo báo cáo này thì trong năm tài chính 2022, HDB đã hoàn tất xây dựng 23,782 căn hộ mới, cao nhất trong 5 năm gần đây, và đã bàn giao 21,259 căn hộ cho chủ sở hữu đăng ký, tăng 42% so với năm trước.

(để tiện gõ, vì nhậu từ chiều đến giờ hơi say say rồi, mình xin ghi tắt là năm 2022 thay vì ghi dài là năm tài chính - nhưng mọi người cứ nhớ là năm tài chính, bắt đầu từ tháng 4 năm nay đến tháng 3 năm sau)

Phần lớn của khoản thâm hụt, khoảng S$4.67 tỷ, là do kinh phí trang trải cho các căn hộ đang được xây dựng, việc giải ngân các khoản trợ cấp nhà ở vào CPF của chủ sở hữu (dùng cho tiền trả trước (downpayment) trong quy trình thủ tục đăng ký mua nhà), khoản lỗ do bán nhà trợ cấp giá rẻ cho người có thu nhập thấp. Nói chung là do nhà nước gồng mình, lấy ngân sách ra để đảm bảo người dân có nhà ở.

Việc bất ổn trong chuỗi cung ứng nguyên vật liệu, chi phí nguyên vật liệu tăng giá, và khủng hoảng lao động / nhân công trong ngành xây dựng đã khiến tổng chi phí để xây một căn hộ HDB tăng khoảng 40% so với lúc trước dịch.

Đoạn này mình xin nói thêm, ko có trong báo cáo tài chính của HDB, rằng hiện nay việc xây chung cư HDB đã được cải tiến rất nhiều, tức là các căn hộ, phòng có thể được thực hiện ở một nơi khác, rồi mang đến công trường, lắp ráp lên dàn khung của chung cư, kiểu như đồ chơi lắp ráp của trẻ con. Việc này làm giảm thời gian thi công, vì Còn trước đây thì phải chờ xây xong móng, khung rồi mới tiến hành xây nhà trên cùng công trường.

Quay trở lại báo cáo tài chính của HDB, tuy tổng chi phí để xây một căn hộ tăng khoảng 40% nhưng giá thành của căn hộ HDB mới xây vẫn ko tăng như vậy, mà chỉ tăng theo tỷ lệ chung của thị trường resale (nhà cũ). Sở dĩ chính phủ giữ được giá nhà HDB mới bình ổn như vậy là vì HDB phải chịu thâm hụt, lỗ khoảng S$2.712 tỷ.

Đó là nói về nhà mới, còn về nhà cũ (resale) và chung cư HDB cao cấp (tương tự như condo, nhưng do chính phủ xây) thì HDB cũng phải giải ngân  S$686 triệu trợ cấp nhà ở vào CPF của chủ sở hữu cho các giao dịch mua nhà dạng này

HDB cũng chi tổng cộng S$141 triệu để sửa chữa, cải thiện các căn hộ được chính phủ cho thuê (chứ ko phải nhà cho thuê giá rẻ rồi chính phủ bỏ bê, ko quan tâm chăm sóc)

Đối với các chung cư HDB bình thường đang có người sinh sống, HDB đã chi khoảng S$558 triệu để nâng cấp 33,704 căn hộ bao gồm khắc phục các vấn đề hư hỏng, hao mòn thường gặp ở các căn hộ chung cư cũ. Trong số những căn hộ này, hơn phân nửa được lắp đặt các thiết bị hỗ trợ, an toàn cho người già ví dụ như xây thêm đường dốc cho những chỗ có bậc thang lên xuống, lắp thanh vịn và xử lý chống trơn trượt cho gạch lát sàn nhà tắm, nhà vệ sinh.

Khoảng S$432 triệu được chi cho các việc nâng cấp hệ thống điện, đèn chiếu sáng cho các khu vực công cộng xung quanh chung cư, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin và dụng cụ, phương tiện phục vụ việc quản lý chung cư, và nâng cấp các bãi đỗ xe (sơn, kẻ vạch, lát lại sàn, đường, v.v..)



Theo tóm tắt như trong hình thì 3 năm liên tục HDB bị thâm hụt, thu ko đủ bù cho chi phí. Đó là nỗ lực của HDB, là chương trình của chính phủ Singapore để đảm bảo gia đình người dân Singapore có đủ nhà để ở, nên chú trọng của chính phủ ko phải là vấn đề có lợi nhuận, và bên cạnh đó cũng phải đề phòng trường hợp căn hộ HDB được tích trữ, sử dụng làm công cụ đầu tư. Thành ra các câu hỏi về HDB mà kết cuộc là việc chủ đứng tên và người đăng ký ở trong nhà biến gia đình thành xé nhỏ ra nhiều nơi thì chắc chắn là ko được. Ví dụ chồng là người có quốc tịch đứng tên mua nhà để ở cùng với vợ giữ thẻ LTVP, và các con có quốc tịch; rồi sau này vợ có PR, bảo lãnh mẹ vợ thành LTVP, muốn kết hợp 2 mẹ con mua dạng resale. Việc này sẽ xé nhỏ gia đình ra thành 2 phần: chồng và con ở căn nhà ban đầu, vợ và mẹ vợ ở căn mua sau. Rõ ràng là ko thể giải thích hợp lý đ/v HDB về cách ở như thế này được, và việc mua thêm này là để đầu tư - cho thuê, hoặc để dành sau này bán kiếm lời. Chắc chắn là HDB sẽ ko cho phép.

74
0

Tham gia bình luận

Cùng chuyên mục

Phong Raito
CUỘC SỐNG BÊN SING
·  Phong Raito   ·  23/10/2023

Từ hoa tươi đến xe sang: Các máy bán hàng tự động độc đáo nhất tại Singapore

  Liệu Singapore có thể trở nên tiện lợi hơn nữa không? Trước đây chỉ dành cho đồ uống đóng hộp hoặc đồ ăn nhẹ, máy bán hàng tự động ngày nay có thể lưu trữ và bán gần như mọi thứ, t...

459 Lượt xem   ·   0 Bình luận
hornyPanda
CUỘC SỐNG BÊN SING
·  hornyPanda   ·  02/11/2023

bứt lá, hái trái

câu này nhiều người hỏi, và nhiều người cũng tỏ vẻ hoài nghi là sao luật ở Singapore lạ đời vậy, kiểu như hút thuốc lá ko đúng chỗ, vứt tàn thuốc ko đúng chỗ, hút thuốc lá lậu, đái bậy,...

357 Lượt xem   ·   0 Bình luận
Phong Raito
CUỘC SỐNG BÊN SING
·  Phong Raito   ·  06/10/2023

Chuyện Singapore: Lý Do Đằng Sau Lệnh Cấm Kẹo Cao Su"

Lệnh cấm nhai kẹo cao su tại Singapore đã được thiết lập vào năm 1990 và có mức phạt là 1.000 đô la Singapore, bên cạnh lao động công ích trong 10 giờ nếu vi phạm. Tuy nhiên, vào năm 20...

343 Lượt xem   ·   0 Bình luận
Phong Raito
CUỘC SỐNG BÊN SING
·  Phong Raito   ·  17/10/2023

Câu chuyện về nghĩa vụ dọn dẹp bàn ăn và quy định trả lại khay ăn tại Singapore

Ngày Thứ Ba (17 tháng 10), Cơ quan Môi trường Quốc gia (NEA) đã thông báo rằng thực khách dùng các khu vực ẩm thực công cộng không cần phải lau dọn sạch bàn sau khi sử dụng, nhưng h...

175 Lượt xem   ·   0 Bình luận
hornyPanda
CUỘC SỐNG BÊN SING
·  hornyPanda   ·  12/10/2023

thứ Sáu ngày 13, đăng tin về an ninh (security)

Chuyện thứ nhất: đe dọa có bom trên máy bay Chiều hôm qua, thứ Năm, ngày 12 tháng 10, chuyến bay của hãng hàng không Scoot, mang số hiệu TR16, bay chặng Singapore - Perth (Úc), khởi...

100 Lượt xem   ·   0 Bình luận