hornyPanda

hornyPanda 

12/10/2023

thứ Sáu ngày 13, đăng tin về an ninh (security)

Chuyện thứ nhất: đe dọa có bom trên máy bay

Chiều hôm qua, thứ Năm, ngày 12 tháng 10, chuyến bay của hãng hàng không Scoot, mang số hiệu TR16, bay chặng Singapore - Perth (Úc), khởi hành lúc 16:11. Đến 16:55 thì cảnh sát Singapore (Singapore Police Force - SPF) nhận được thông báo từ chuyến bay là có hành khách đe dọa có bom trên máy bay. Theo quy trình đã được lên kế hoạch sẵn cho tình huống bị đe dọa có bom trên máy bay của các chuyến bay xuất phát từ hoặc sẽ đáp tại Singapore (đây là kế hoạch được Hội Đồng An Ninh Quốc Gia của Singapore, bao gồm phối hợp từ các lực lượng khác nhau của quân đội và cảnh sát) thì chuyến bay TR16 được lệnh quay về lại Singapore.

Tuy nhiên, cũng theo quy trình nói trên, để có thời gian ở phía Singapore chuẩn bị đối phó tiếp nhận chuyến bay, TR16 phải bay vòng vòng ở 1 khu vực chờ (holding pattern) ở biển Nam Trung Quốc phía đông của Malaysia, trong khoảng 50 phút. Sau đó TR16 bay vòng qua đảo Batam, và được 2 phi cơ chiến đấu F-15SG của lực lượng không quân Singapore (Republic of Singapore Air Force - RSAF) hộ tống, kèm đáp xuống phần cuối phi đạo số 3 của sân bay Changi, tách rời hẳn so với các khu vực khác của các phi đạo và cơ sở vật chất của Changi, vào lúc 18:26. Việc bay kèm là để đảm bảo TR16 giữ đúng đường bay, phòng ngừa trường hợp phi công bị không tặc khống chế và đối hướng bay đâm thẳng vào các mục tiêu khác ở Singapore (như trường hợp vụ tấn công nổi tiếng ngày 11 tháng 09 năm 2001 ở Mỹ).

Cảnh sát và quân đội phối hợp kiểm tra toàn bộ máy bay một lần nữa, và khẳng định là báo động giả. Một hành khách người Úc trên máy bay đã bị bắt giữ để điều tra về việc thông tin giả gây náo loạn an ninh hàng không và ảnh hưởng đến chuyến bay. Đến 23:41 thì TR16 lại khởi hành từ Changi để bay đến Perth.

Vì sự cố này mà 3 chuyến bay dự định đáp tại sân bay Changi trong khoảng thời gian đấy cũng phải bay vòng vòng ở các vùng chờ hàng không chờ có tín hiệu an toàn từ đài kiểm soát không lưu sân bay Changi trước khi đáp.


Hình 1: lộ trình bay của TR16, trước khi đáp lại tại Changi


Hình 2: lộ trình bay của SQ331 từ Paris đến Singapore, trước khi được tín hiệu an toàn để đáp ở Changi



Hình 3: lộ trình bay của UA29 (hãng United Airlines, của Mỹ) từ San Franciso đến Singapore, trước khi được tín hiệu an toàn để đáp ở Changi


Hình 4: lộ trình bay của 6E1013 (hãng IndiGo, của Ấn Độ) từ New Delhi đến Singapore, trước khi được tín hiệu an toàn để đáp ở Changi

Chuyện thứ hai: ảnh hưởng của xung đột Hamas - Israel đến Singapore

Singapore sẽ tăng cường kiểm soát an ninh ở một số địa điểm nhạy cảm, có yếu tố tôn giáo, sắc tộc có khả năng là mục tiêu của khủng bố, tấn công do ảnh hưởng của xung đột Hamas - Israel. Ngoài ra, ICA cũng tăng cường kiểm tra nhằm phát hiện sớm các phần tử tình nghi có kế hoạch khủng bố nhập cảnh vào Singapore. Dĩ nhiên là vì tính hiệu quả của kế hoạch, Bộ Nội Vụ (Ministry of Home Affairs - MHA), cơ quan chủ quản của SPF, ICA, sẽ ko tiết lộ những địa điểm nào được tăng cường kiểm soát an ninh.

Ý tưởng thù hằn người Do Thái (Jews) ko phải là chưa từng có tại Singapore. Ít nhất đã có 2 người bị bắt trong những năm gần đây do có ý định tham gia Hamas, theo quy định của Internal Security Act (ISA - Đạo luật an ninh nội địa - cho phép MHA được quyền giam giữ người bị tình nghi là có gây hại cho an ninh của Singapore mặc dù chưa có hành vi phạm tội mà không cần xét xử).

Xin nói qua về Hamas một chút để mọi người hiểu tại sao định tham gia Hamas lại bị chính phủ Singapore bắt giam theo ISA. Hamas là từ viết tắt của Harakat al-Muqawama al-Islamiyya (tiếng Ả Rập: حركة المقاومة الاسلامية), có nghĩa là "Phong trào Kháng chiến Hồi giáo" - một tổ chức của người Palestine được thành lập nhằm mong muốn giành lại phần lãnh thổ của người Palestine đã bị Israel xâm chiếm, và thiết lập một quốc gia Palestine Hồi giáo. Họ chủ trương dùng đấu tranh vũ trang để giải quyết mâu thuẫn, và nâng tầm quan điểm lên thành thánh chiến để đánh nhau với người Do Thái (Israel) theo Do Thái giáo (Judaism)

Ý định tham gia Hamas, theo quan điểm của chính phủ Singapore, là có ý tưởng kích động xung đột tôn giáo, sắc tộc, tức là đi ngược lại chủ trương hòa hợp, bình đẳng sắc tộc, tôn giáo của Singapore.

Tháng 02 năm 2021, Amirul Ali, 20 tuổi, quân nhân chuyên nghiệp của lực lượng quân đội Singapore, đã bị bắt khi bị phát hiện là có ý định đi du lịch đến Gaza để tham gia chiến đấu cùng Hamas. Ngoài ra, Amirul Ali cũng có kế hoạch dùng dao tấn công người Do Thái đến cầu nguyện tại đền thờ Do Thái giáo, tên Maghain Aboth Synagogue, trên đường Waterloo, gần chỗ có chùa Quan Âm (Kwan Im Thong Hood Cho Temple, 觀音堂佛祖廟, Guānyīn Táng Fózǔ Miào) có nhiều người Việt hay đến khấn vái.

Cuối năm ngoái, tháng 11 năm 2022, một giáo viên 38 tuổi thuộc biên chế Bộ Giáo Dục (Ministry Of Education - MOE), Mohamed Khairul Riduan Mohamed Sarip, cũng bị bắt vì dự định đi đến Gaza để tham gia chiến đấu cùng Hamas. Ông này xem các video clips trên các mạng xã hội, các hệ thống chia sẻ video, và tự chuyển hóa bản thân thành người tin vào khái niệm thánh chiến vũ trang để bảo vệ đạo Hồi. Để tránh sự giám sát của an ninh, Khairul đã lên kế hoạch tới Gaza dưới hình thức tham gia chương trình cung cấp viện trợ nhân đạo.

Ở chiều ngược lại, cũng có 1 người bị bắt trong những năm gần đây vì có kế hoạch tấn công người theo đạo Hồi ở Singapore: cậu bé 16 tuổi, tháng 12 năm 2020. Cậu bé này đã có kế hoạch thực hiện các cuộc tấn công bằng dao nhằm vào người Hồi giáo tại hai nhà thờ Hồi giáo ở Sembawang (tên Assyafaah ), và ở Woodlands (tên Yusof Ishak). Cậu bé này cũng xem video clips trên mạng, và bị ảnh hưởng bởi cuộc thảm sát bằng súng tại 2 nhà thời Hồi giáo ở Christchurch (New Zealand), năm 2019. Cậu ta dự định sẽ tiến hành cuộc tấn công vào thời điểm kỷ niệm 2 năm sự kiện thảm sát này.

Nhưng đây chỉ là những phần tử phản động số ít, chứ đa số người Singapore vẫn có tư tưởng hòa hợp, bình đẳng sắc tộc, tôn giáo. Trong một khảo sát được tiến hành bởi Pew Research Centre, tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Mỹ, kết quả công bố vào tháng 10 năm 2022, thì sự hòa hợp và chấp nhận đối với những người có tín ngưỡng khác ở Singapore cao hơn so với các quốc gia khác trong khu vực được khảo sát, và sự đa dạng hóa về tôn giáo ở Singapore thuộc mức đáng nể ở cấp độ toàn cầu.

Theo báo cáo của khảo sát này thì không có quá một phần ba dân số Singapore theo bất kỳ một tôn giáo nào, ngay cả đông nhất là Phật giáo thì cũng chưa đến một phần ba dân số. Tỷ lệ người theo các đạo khác là (số liệu dựa trên kết quả điều tra dân số của Singapore năm 2020)

- Cơ Đốc giáo (Kito giáo, Christianity): 18.3%
- Hồi giáo: 14.7%
- Đạo giáo (Taoism, thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thái Thượng Lão Quân và các vị thần tiên trong thần thoại Trung Hoa): 10.9%

- Không theo bất kỳ tôn giáo nào: 17%

Trong số các quốc gia được khảo sát, chỉ có Singapore không nghĩ rằng niềm tin tôn giáo có vai trò trong việc xác định “tính chất Singapore”, trong khi hầu hết tất cả các quốc gia khác đều nghĩ rằng tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong bản sắc dân tộc. Ví dụ, trong khi khoảng 3/4 số người được Pew khảo sát ở Thái Lan, Campuchia và Indonesia nói rằng việc thuộc về tôn giáo chiếm đa số của quốc gia họ (là đạo Phật đối với Thái & Cam, và đạo Hồi đ/v Indo) là rất quan trọng để thực sự trở thành một phần của đất nước họ, thì chỉ 13% trong số 2,036 người Singapore được khảo sát có ý nghĩ này.

[bài được đăng đồng thời tại diễn đàn này và nhóm Facebook "Người Việt Nam Tại Singapore (VCS)"]

163
0

Tham gia bình luận

Cùng chuyên mục

Phong Raito
CUỘC SỐNG BÊN SING
·  Phong Raito   ·  23/10/2023

Từ hoa tươi đến xe sang: Các máy bán hàng tự động độc đáo nhất tại Singapore

  Liệu Singapore có thể trở nên tiện lợi hơn nữa không? Trước đây chỉ dành cho đồ uống đóng hộp hoặc đồ ăn nhẹ, máy bán hàng tự động ngày nay có thể lưu trữ và bán gần như mọi thứ, t...

536 Lượt xem   ·   0 Bình luận
hornyPanda
CUỘC SỐNG BÊN SING
·  hornyPanda   ·  02/11/2023

bứt lá, hái trái

câu này nhiều người hỏi, và nhiều người cũng tỏ vẻ hoài nghi là sao luật ở Singapore lạ đời vậy, kiểu như hút thuốc lá ko đúng chỗ, vứt tàn thuốc ko đúng chỗ, hút thuốc lá lậu, đái bậy,...

432 Lượt xem   ·   0 Bình luận
Phong Raito
CUỘC SỐNG BÊN SING
·  Phong Raito   ·  06/10/2023

Chuyện Singapore: Lý Do Đằng Sau Lệnh Cấm Kẹo Cao Su"

Lệnh cấm nhai kẹo cao su tại Singapore đã được thiết lập vào năm 1990 và có mức phạt là 1.000 đô la Singapore, bên cạnh lao động công ích trong 10 giờ nếu vi phạm. Tuy nhiên, vào năm 20...

427 Lượt xem   ·   0 Bình luận
Phong Raito
CUỘC SỐNG BÊN SING
·  Phong Raito   ·  17/10/2023

Câu chuyện về nghĩa vụ dọn dẹp bàn ăn và quy định trả lại khay ăn tại Singapore

Ngày Thứ Ba (17 tháng 10), Cơ quan Môi trường Quốc gia (NEA) đã thông báo rằng thực khách dùng các khu vực ẩm thực công cộng không cần phải lau dọn sạch bàn sau khi sử dụng, nhưng h...

257 Lượt xem   ·   0 Bình luận
hornyPanda
CUỘC SỐNG BÊN SING
·  hornyPanda   ·  08/11/2023

Dùng FairPrice Group app để được giảm giá 10% tại Kopitiam

có thể bạn chưa biết? Dùng app FairPrice Group để được giảm giá 10% khi mua đồ ăn, nước uống tại Kopitiam - danh sách như trong hình. các tiệm có dấu ^ là các tiệm chỉ có giảm giá...

182 Lượt xem   ·   0 Bình luận